Công nghệ thành phần của công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt

Công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt bao gồm 3 nhánh công nghệ chính là:

  • Phun phủ
  • Nhiệt luyện
  • Hóa nhiệt luyện

Trong 3 công nghệ thành phần của công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt thì công nghệ nhiệt luyện đóng vai trò quan trọng hơn cả (chiếm 43%). Hai công nghệ còn lại có mức độ quan trọng tương đối cân bằng. Đối với công nghệ hoá nhiệt luyện là 30% còn công nghệ phun thủ chiếm 27%.

mức độ quan trọng của công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt

Mức độ quan trọng của các công nghệ thành phần trong công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt

Hiện trạng công nghệ nhiệt và xử lý bề mặt của Việt Nam trong ngành sản xuất khuôn mẫu

Công nghệ nhiệt luyện là công nghệ tương đối đặc thù và được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành, lĩnh vực cơ khí. Các cơ sở nhiệt luyện tương đối phổ biến tại các nhà máy cơ khí tại Việt Nam, tuy nhiên công nghệ và thiết bị của các cơ sở này không đáp ứng được yêu cầu của khuôn mẫu chất lượng cao. Do đó, các sản phẩm này thường phải chuyển tới các doanh nghiệp FDI hoặc mang ra nước ngoài để nhiệt luyện.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến trình độ công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt trong nước còn tương đối xa so với thế giới là chi phí đầu tư cao trong khi dung lượng thị trường chưa đủ lớn và tính chuyên môn hóa trong cộng đồng doanh nghiệp còn chưa cao. Do đó, các doanh nghiệp hoặc không đủ kinh phí đầu tư, hoặc sợ rủi ro cao trong thu hồi vốn do không đủ số lượng đơn đặt hàng thường xuyên.

khoảng cách của công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt của Việt Nam so với thế giớii

Khoảng cách công nghệ của các công nghệ thành phần trong công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt

Trong lĩnh vực khuôn mẫu, trình độ công nghệ nhiệt luyện ở Việt Nam được đánh giá tương đương 68.22% so với thế giới. Công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt của Việt Nam so thế giới vẫn có một khoảng cách tương đối lớn. Nhìn chung 3 công nghệ thành phần đều có khoảng cách so với thế giới khá tương đồng nhau, dao động trong khoảng 65 – 70%. Trong đó công nghệ phun thủ có khoảng cách nhỏ nhất so với thế giới. Còn công nghệ nhiệt luyện lại có khoảng cách xa hơn so với 2 công nghệ còn lại.

Năng lực của các công nghệ thành phần

Chi tiết năng lực của các công nghệ thành phần được thể hiện trong bảng dưới đây.

Công nghệ Trọng số So với Thế giới Thông số kỹ thuật chính Trọng số So với Thế giới
Nhiệt luyện 0.433 65.72% Quy trình nhiệt luyện 0.333 70.00%
Cơ tính đạt được theo yêu cầu thiết kế 0.300 70.00%
Độ bền mỏi đạt được theo tính toán số lượng sản phẩm 0.183 53.33%
Độ biến dạng sau nhiệt luyện 0.183 63.33%
Hoá nhiệt luyện 0.300 69.56% Thông số thép 0.167 86.67%
Thông số hoá nhiệt luyện 0.100 73.33%
Chiều dày lớp khuếch tán 0.200 63.33%
Chất lượng, độ đồng đều lớp thấm 0.233 66.67%
Độ bền lớp nhiệt luyện 0.183 60.00%
Độ chính xác vị trí xử lý hoá nhiệt luyện 0.117 73.33%
Phun thủ 0.267 70.78% Đặc tính lớp nền (kim loại chính) 0.133 83.33%
Độ dày lớp lót 0.100 70.00%
Độ dày lớp phủ 0.167 56.67%
Độ cứng bề mặt 0.200 73.33%
Độ nhám bề mặt 0.117 60.00%
Lực liên kết với kim loại chính 0.183 76.67%
Tính xốp 0.100 75.00%

 

Trên đây là nội dung về hiện trạng công nghệ nhiệt luyện và xử lý bề mặt của Việt Nam. Hi vọng nội dung này giúp ích được cho các bạn đọc.