heo bản đồ công nghệ, công nghệ ngành sản xuất khuôn mẫu tại Việt Nam bao gồm 5 nhóm công nghệ chính, đó là: thiết kế, gia công, nhiệt luyện và xử lý bề mặt, đo kiểm và lắp ráp. Trong các bài viết trước, chúng ta đã biết được hiện trạng của 3 nhóm công nghệ đầu tiên. Phú An Phát sẽ tiếp tục cung cấp các thông tin về hiện trạng của hai công nghệ còn lại là đo kiểm và lắp ráp trong bài viết dưới đây.

Công nghệ đo kiểm

Công nghệ đo kiểm bao gồm 3 công nghệ thành phần, đó là:

– Độ bền

– Hình dạng

– Tính chất vật lý

Trong số ba công nghệ thành phần được nêu ở trên, độ bền là công nghệ có tầm quan trọng cao hơn cả (chiếm 42%). Hai công nghệ thành phần còn lại có mức độ quan trọng gần như là tương đương nhau. Hình dạng chiếm 30% và Tính chất vật lý chiếm 28%.

Mức độ quan trọng của các công nghệ thành phần trong công nghệ đo kiểm

Mức độ quan trọng của các công nghệ thành phần trong công nghệ đo kiểm

Công nghệ lắp ráp

Lắp ráp là một công đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất khuôn mẫu và có mức độ quan trọng phụ thuộc vào máy móc, thiết bị gia công. Mức độ quan trọng của công nghệ lắp tỷ lệ thuận với mức độ phức tạp của sản phẩm khuôn mẫu. Chính vì vậy, Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ không phân chia công nghệ thành phần đối với công nghệ lắp ráp và sử dụng các thông số công nghệ để so sánh và đánh giá.

Công nghệ lắp ráp bao gồm 4 thông số chính như dưới đây:

– Độ chính xác lắp ghép các kết cấu khuôn

– Độ ổn định của sản phẩm/ liên kết lắp động

– Độ bền của các liên kết lắp không tháo được

– Khả năng chạy thử và sửa khuôn

Xét về mức độ quan trọng của các thông số này thì không có sự khác biệt nhiều. Nhìn chung chúng có mức độ quan trọng tương đương nhau, chiếm 24 – 26%. Cụ thể mức độ quan trọng của từng thông số của công nghệ lắp ráp được thể hiện trong biểu đồ dưới đây.

mức độ quan trọng của các thông số chính trong công nghệ lắp ráp

Mức độ quan trọng của các thông số trong công nghệ lắp ráp

Hiện trạng của công nghệ đo kiểm và công nghệ lắp ráp của Việt Nam

Công nghệ đo kiểm ở Việt Nam chủ yếu là đo kiểm tĩnh trước và sau khi gia công. Công nghệ đo kiểm động trong quá trình gia công ít được áp dụng hạn chế về trang thiết bị và nhân lực chất lượng cao. Các doanh nghiệp khuôn mẫu cũng chưa quan tâm nhiều đến công nghệ đo kiểm và thường đánh giá thấp mức độ quan trọng của công nghệ này. Trình độ công nghệ đo kiểm ở Việt Nam bằng 78.75% so với thế giới.

Lắp ráp là giai đoạn cuối của quá trình sản xuất. Đối với khuôn có kết cấu đơn giản, khối lượng không lớn, ít chi tiết thì lắp ráp đóng vai trò không quá quan trọng, có thể thực hiện bằng tay và sử dụng các dụng cụ vạn năng. Với các khuôn có kết cấu phức tạp, khối lượng lớn, yêu cầu cao về độ chính xác mối ghép, lắp ráp đóng vai trò quan trọng, quá trình lắp yêu cầu công nhân trình độ cao, sử dụng các công cụ chuyên dùng. Hiện nay, trình độ công nghệ ở Việt Nam bằng 76.25% so với thế giới.

Khoảng cách công nghệ của các công nghệ thành phần

Công nghệ đo kiểm

Công nghệ So với thế giới Thông số kỹ thuật chính Trọng số So với thế giới
Độ bền 74.69% Đồ bền cơ 0.263 72.50%
Độ bền nhiệt 0.175 78.75%
Độ bền hoá 0.125 78.75%
Khả năng chống mài mòn 0.188 72.50%
Độ bền chống biến dạng 0.250 73.75
Hình dạng 75.84% Độ chính xác kích thước và vị trí 0.250 75.00%
Độ chính xác biến dạng 0.263 72.50%
Đô chính xác hình dạng sản phẩm 0.288 75.00%
Độ nhám bề mặt (độ bóng) 0.200 82.50%
Tính chất vật lý 79.09% Độ cứng 0.325 85.00%
Độ bền dẻo 0.275 78.75%
ứng suất dư 0.250 71.25%
Độ dẫn điện, dẫn nhiệt 0.150 80.00%

 

Công nghệ lắp ráp

Công nghệ So với thế giới Thông số kỹ thuật chính Trọng số So với thế giới
Lắp ráp 78.75% Độ chính xác lắp ghép các kết cấu khuôn 0.263 77.50%
Độ ổn định của sản phẩm/ liên kết ráp động 0.263 80.00%
Độ bền của các liên kết lắp không tháo được 0.238 80.00%
Khả năng thử và sửa khuôn 0.238 77.50%